MoonStar

Những Tinh Hoa Trong Trà Đạo Nhật Bản Bạn Nên Biết

Tác giả: Admin Ngày cập nhật: 27/03/2023
Những Tinh Hoa Trong Trà Đạo Nhật Bản Bạn Nên Biết

1. Trà đạo Nhật Bản là gì?
2. Lịch sử hình thành trà đạo Nhật Bản
3. Văn hóa trà đạo
4. Những loại trà được dùng trong trà đạo Nhật Bản
5. Bộ dụng cụ trà và cách pha trà đạo Nhật Bản
6. Các quy tắc thưởng trà trong trà đạo Nhật Bản

  1. Trà đạo Nhật Bản là gì?

Trà đạo được biết đến như một loại nghệ thuật thưởng thức trà trong văn hóa Nhật Bản. Trà đạo còn được gọi là Chanoyu, Sado hay Ocha - những từ ngữ quen thuộc trong giới nghệ thuật trà đạo Nhật Bản. 

  • Otemae: được biết đến là nghệ thuật thưởng thức quá trình chuẩn bị cũng như cách pha trà.

  • Senchado: thường được biết đến như một nghi thức thưởng thức lá trà.

  • Chakai: được biết đến như là buổi họp mặt thể hiện sự trân trọng đối với nghi thức pha trà nhưng ở mức độ thông thường.

  • Chaji: được hiểu là một hình thức của buổi họp mặt thể hiện sự trân trọng đối với nghi thức pha trà nhưng ở mức độ trang trọng hơn Chakai.

 

 

  1. Lịch sử hình thành trà đạo Nhật Bản.

Theo tương truyền vào thời đại Kamakura khoảng cuối thế kỉ XII, có một vị cao tăng người Nhật là nhà sư Eisai đã có dịp sang Trung Hoa để học đạo. Khi trở về nước, ông đã đem những hạt trà đầu tiên từ Trung Quốc về Nhật Bản và trồng sau sân chùa. Ông cũng chính là vị cao tăng sáng tác ra cuốn sách “Khiết trà dưỡng khí sinh”, nội dung ghi lại những mẩu chuyện về thú vui uống trà. Khi trà mới về Nhật Bản nó được dùng như một loại thuốc nhưng sau đó trà được xem như một thức uống xa hoa trong giới thượng lưu và trong các buổi họp mặt.

Đến thời của Senno Rikyu mới là người đưa ra bước ngoặt quan trọng cho trà, ông cũng là người tạo nên một văn hóa trà đạo trong giới võ sĩ (samurai) và cũng là người hoàn thiện các lễ nghi của buổi tiệc trà. Đến cuối thời Edo, thưởng thức trà đạo trở thành đặc quyền của nam giới. Mãi đến thời Meiji, thì phụ nữ mới chính thức tham gia các buổi tiệc trà. Từ đó, công dụng giúp thư giãn cùng hương thơm của trà và tính hấp dẫn của hương vị trà đã thu hút rất nhiều người đến với trà đạo. Sau đó, uống trà được người Nhật cải tiến và kết hợp với tinh thần thiền tịnh của phật giáo để nâng cao nghệ thuật thưởng thức trà. Đến nay, trà đạo đã trở thành một nét văn hóa độc đáo nổi tiếng trên thế giới vì sự tỉ mỉ và ý nghĩa sâu xa của nó.

 

 

  1. Văn hóa trà đạo.

Văn hóa trà đạo Nhật Bản không chỉ dừng lại ở việc pha trà và uống trà mà nó còn mang ý nghĩa sâu xa hơn là giúp thanh lọc tâm hồn, tu tâm dưỡng tính bằng cách hòa mình với thiên nhiên để giác ngộ “đạo”. Bốn nguyên tắc cơ bản trong trà đạo: Hòa - Kính - Thanh - Tịch.

  • “Hòa” nghĩa là sự hài hòa giữa con người và thiên nhiên, sự liên kết giữa người và trà, giữa những người thưởng thức trà với nhau và với tà cụ.

    • “Kính” là lòng kính trọng, sự tôn trọng với các trà nhân, thể hiện sự tri ân cuộc sống.

    • “Thanh” Là sự thanh khiết, thánh thiện và bao dung với mọi vật xung quanh, sự khiêm nhường trong thâm tâm mỗi con người. 

    • “Tịch” là nguyên tắc cuối cùng trong buổi trà đạo và là “cảnh giới” cao nhất trong tâm hồn thanh tĩnh, bình yên. Nghĩa là sự vắng lặng, tịnh tâm luôn an lạc và để đặt được sự an yên, bình thản trong tâm hồn. 

  1. Những loại trà được dùng trong trà đạo Nhật Bản. 

Chắc hẳn nhắc đến trà Nhật mọi người sẽ nhớ đến Matcha đầu tiên. Trong nghi lễ trà đạo Nhật Bản chỉ dùng bột matcha. Ngoài ra, ở Nhật Bản còn rất nhiều loại trà khác với những hương vị đặc trưng riêng:

  • Matcha: Đây là loại đặc trưng nhất ở Nhật bản. Những lá trà non được hái xuống sẽ đem đi rửa sạch rồi sấy khô. Trước khi xay nhuyễn thành bột người ta sẽ bỏ cuống thân và gân lá. Khiến cho Matcha vẫn giữ được màu xanh tươi và có độ ẩm nhất định chứ không bị khô như các loại trà lá khác. Khi hòa tan matcha sẽ cho hương trà xanh đặc trưng hòa cùng chút đắng nhẹ và thanh ngọt ở cổ họng.

 

  • Houjicha: Là loại được sản xuất từ lá Sencha sau khi nung ở nhiệt độ cao, Houjicha có màu nâu. Khi cho nước nóng vào Houjicha sẽ bốc lên mùi hương ngào ngạt đặc trưng. Loại này có caffeine và tanin ít hơn Sencha.

 

  • Sencha: Là loại trà được sử dụng phổ biến nhất của Ryokucha, lá trà được dùng làm trà uống hằng ngày, chiếm 80% sản lượng trà Nhật. Loại này cân bằng được vị ngọt se se đồng thời tạo ra hương vị thanh mát.

 

  • Kabusecha: được biết đến là một trong 05 loại trà xanh truyền thống nổi tiếng của Nhật Bản. Điểm khác biệt nổi bật của nguyên liệu sử dụng để làm trà xanh túi lọc Kabusecha chính là trước khi thu hoạch trước khi thu hoạch khoảng hơn 20 ngày, cây trà được phủ lại tránh ánh sáng mặt trời và nuôi trồng trong bóng mát. Điều này giúp trà tăng vị ngọt và làm dịu đi vị chát của các amino acid, điển hình như theanine. Chính vì vậy ngoài cái tên “Kabusecha", loại trà này còn được gọi là “Trà phủ".

 

  • Genmaicha: Loại trà đặc biệt này được chế tác bằng cách pha trà với gạo rang theo tỉ lệ 1:1, vì vậy Genmaicha chứa ít caffeine hơn các loại trà nguyên chất khác. Bởi vậy, Genmaicha khá phổ biến đối với người già và trẻ còn, đặc biệt là với những người có sức khỏe nhạy cảm. 

      

  1. Bộ dụng cụ trà và Cách pha trà đạo Nhật bản.

Để trà thơm ngon ta cần có bộ dụng cụ pha trà chuyên nghiệp, bởi từ bộ dụng cụ pha trà ta có thể cảm nhận hương vị ngon của trà một cách trọn vẹn hơn.

  • Chén trà: Chén dùng để dựng trà cho khách thưởng thức. Chén được làm bằng men, công phu, tỉ mỉ và mỗi chén có những họa tiết độc đáo riêng.

  • Kensui: Chậu đựng nước rửa chén khi pha trà, được làm bằng men và to hơn chén trà một chút.

  • Hũ, lọ đựng trà: Hũ,lọ dùng để đựng trà bột, được trang trí họa tiết rất đẹp, gần gũi với cuộc sống sinh hoạt nhưng cũng mang tính thẩm mĩ cao. Trên nắp hũ, đôi khi bắt gặp hình quạt giấy, hình hoa lá, tre, trúc,...

  • Khăn fukusa: Khăn lau hũ,lọ trà và muỗng trà khi pha trà.

  • Khăn chakin: Khăn lau chén trà khi pha trà, được làm bằng vải mùng màu trắng.

  • Khăn kobukusa: Khăn dùng để kê chén trà. Khi đem trà cho khách thưởng thức, dùng khăn để lên tay, sau đó đặt chén trà lên để giảm bớt độ nóng từ chén trà xuống tay, sau đó mang chén trà cho khách.

  • Muỗng múc trà: Chiếc muỗng bằng tre, dài, một đầu uốn cong để múc trà.

  • Gáo múc nước:Chiếc gáo bằng tre, nhỏ, dài để múc nước từ trong ấm nước, hũ đựng nước ra chén trà.

  • Cây đánh trà: Dùng để đánh tan trà với nước sôi. Được làm từ tre, ống tre được chẻ nhỏ một đầu thành nhiều cọng tre có kích thước nhỏ khoảng 1mm.

  • Bình trà: Để pha trà lá.

  • Tách trà nhỏ: Để thưởng thức loại trà lá.

 

 

“Pha trà” là một cụm từ khá quen thuộc với chúng ta và hầu như mọi người đều có thể pha trà, nhưng làm như thế nào mới được gọi là nghệ thuật pha trà Nhật Bản đúng nghĩa. Dưới đây là cách pha trà theo đúng phong cách trà đạo Nhật Bản.

 

 

Bước 1: Nước pha trà

Theo thói quen ta thường sử dụng nước sôi để pha trà. Nhưng trên thực tế theo nguyên tắc nước pha trà phải được giữ ở nhiệt độ 80 - 90 độ C. Nước pha thường được đựng trong bình thủy tinh hoặc được nấu trong bình kim khí không nắp.

 

 

 

 

Bước 2: Làm ấm dụng cụ

Trước khi pha trà, ấm trà và tách trà nên được tráng bằng nước sôi để làm ấm dụng cụ. Sau đó, dùng khăn giấy lau khô lại trước khi sử dụng và để trà vào ấm. Do trà Nhật thường là dạng bột, nên mỗi người khách là một muỗng cafe trà. Hoặc tùy theo khẩu vị của người uống mà nếu người uống muốn trà đậm thì cho thêm bột nhiều hơn.

 

 

Bước 3: Cách pha trà

Đối với các loại trà thường ta có thể pha 2 - 3 lần, nhưng với các trà đậm và thượng hạng ta có thể pha thêm 4 - 5 lần. Nhưng thường trà sẽ được pha thành 3 lần khác nhau như sau: 

Lần 1: Pha trà với nước nóng ở nhiệt độ khoảng 60 độ C, để trà ngấm khoảng 2 phút là có thể rót ra mời khách. Người ta giảm nhiệt độ trà bằng cách rót nước sôi ra một bình trà khác. Nước pha đầu tiên luôn được coi là đậm đà vị trà nhất. 

Lần 2: Trà được pha ở khoảng nhiệt độ 80 độ C trong khoảng 30 - 40 giây. Cho nước vào ấm rồi lắc nhẹ và rót ra cho khách. Để điều chỉnh nhiệt độ nước pha trà cũng được rót qua một bình trung. Tuy nước thứ hai đã mất đi chút ít vị trà nhưng vẫn còn hương trà thơm ngon tạo nên nét độc đáo của trà xanh Nhật Bản.  

Lần 3: Pha trà ở nhiệt độ 90 độ C khoảng 30 – 40 giây và nước có thể rót trực tiếp từ bình thủy vào bình trà. Cách pha trà của Nhật Bản sẽ khác với cách pha của người Trung Hoa, cũng không giống người Việt Nam được.

 

 

Bước 4: Cách rót trà

Để không có sự khác biệt về độ đậm nhạt của nước trà trong mỗi tách; các tách trà sẽ được để trong khay trà rồi rót theo thứ tự. Loại tách trà cỡ lớn tầm 70ml, lần đầu rót 30ml và lần thứ 2 rót mỗi tách 20ml theo thứ tự ngược lại 3, 2, 1. Không nên rót đầy trà cho khách bởi làm như vậy sẽ có phân biệt độ đậm nhạt của trà.

 

 

Bước 5: Cách thưởng trà

Để tăng hương vị của trà khi uống trà xanh người Nhật thường ăn kèm với một vài loại bánh ngọt. Trước khi uống trà, người ta thường ăn vài miếng bánh, phải ăn hết bánh trước, không nên vừa ăn vừa thưởng thức trà sẽ mất vị ngon của trà. Sau đó thỉnh thoảng sẽ ăn thêm bánh và thưởng thêm trà. Với cách uống trà độc đáo và tinh tế này, người Nhật đã đưa trà đạo Nhật Bản trở thành một nghệ thuật mà cả thế giới phải nể phục và luôn mong muốn được thưởng thức.  

 

 

  1. Các quy tắc thưởng trà trong trà đạo Nhật Bản.

Quy tắc khi tham gia thưởng thức trà: Khi tham gia thưởng thức trà bạn không nên đeo đồ trang sức bằng kim loại, kể cả đồng hồ. Kế tiếp, đối với phụ nữ khi tham gia không nên mặc váy ngắn và đàn ông phải đi tất trắng. Cuối cùng, bạn không được sử dụng nước hoa quá nồng vì nó sẽ ảnh hưởng đến hương vị đặc trưng của trà. Khi thưởng trà ta nên để cho không gian thanh khiết nhất để có thể nghe mùi hương tinh túy của trà.

Quy tắc khi uống trà: Cách thưởng trà truyền thống, phổ biến và đúng nhất khi uống trà đạo Nhật Bản. Trước khi thưởng trà bạn hãy xoay bát trà theo chiều kim đồng hồ và lòng bàn tay trái đặt dưới đáy bát. Sau đó, dùng tay phải vuốt ve bát trà và đồ uống. Khi thưởng trà bạn không nên nhìn xung quanh mà hãy tập trung vào thưởng thức tách trà của mình để cảm nhận hương vị của trà. Sau khi uống, xoay mặt trước của bát trà ngược chiều kim đồng hồ về hướng của nghệ nhân pha trà và bạn có thể nói chuyện với người nghệ nhân ấy. Khi thực hiện theo quy tắc sẽ giúp bạn cảm nhận sâu sắc hơn vị trà và nghi thức cũng như sự tinh túy trong trà Nhật.

Quy tắc sau khi thưởng trà: Đối với trà loãng, sau khi thưởng hết trà bạn nên lau cạnh bát khi đã uống xong. Còn nếu bạn đang uống trà mạnh, thì bạn không cần phải uống tất cả. Tuy nhiên, khi uống xong, bạn cũng phải lau cạnh bát. Khi lau cạnh bát bạn chỉ sử dụng ngón tay cái và ngón trỏ.

 

 

  1. Kết luận.

Thế là Moonstar đang cung cấp tất tận về văn hóa trà đạo Nhật Bản - nét văn hóa độc đáo có từ lâu đời và hình ảnh trà đạo Nhật bản của xứ sở hoa anh đào. Đây là một văn hóa độc, tinh tế đáo, đáng để mọi người tìm hiểu và thưởng thức nó.

Blog Liên Quan

phone top